Phẫu thuật phaco trong điều trị đục thuỷ tinh thể
Phẫu thuật Phaco (hay Phacoemulsification) giúp khôi phục thị lực cho các bệnh nhân có thị lực bị giảm do đục thủy tinh thể. Đây là kỹ thuật được bác sĩ Charles D. Kelman mô tả lần đầu tiên trong nghiên cứu “Phaco-emulsification and Aspiration – A New Technique for Cataract Removal: A Preliminary Report” (tạm dịch: Phẫu thuật Phaco – Kỹ thuật mới giúp loại bỏ đục thủy tinh thể: Báo cáo sơ bộ), được công bố vào tháng 7/1967 trên số 64 Tạp chí Nhãn khoa Hoa Kỳ (American Journal of Ophthalmology).
Phẫu thuật Phaco là gì?
Thể thủy tinh là một bộ phận trong suốt của mắt, giúp hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Thể thủy tinh nếu không còn trong suốt mà trở nên mờ đục sẽ ngăn cản không cho ánh sáng đi qua, dẫn đến mờ mắt. Bệnh lý này được gọi là đục thủy tinh thể.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể nhận thấy một chút mây mờ do chỉ có một phần nhỏ của thể thủy tinh bị ảnh hưởng. Khi đục thủy tinh phát triển khiến thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật, thường là phẫu thuật Phaco.
Phẫu thuật sử dụng một thiết bị siêu âm giúp phá vỡ và hút bỏ thủy tinh thể bị đục, sau đó thay thế bằng một ống kính nội nhãn (IOL), nhờ đó giúp khôi phục thị lực.
Vì những hạn chế đó, với mục tiêu loại bỏ đục thủy tinh thể bằng một vết rạch nhỏ hơn, ít đau đớn hơn và hồi phục nhanh chóng hơn, bác sĩ Kelman đã nghiên cứu và sáng tạo nên kỹ thuật Phaco.
Ông phát hiện ra rằng đục thủy tinh có thể bị phá vỡ hoặc nhũ hóa thành những mảnh nhỏ bằng một đầu dò (phaco tip) phát sóng siêu âm. Trong những thập kỷ qua, các bác sĩ phẫu thuật đã liên tục cải tiến phương pháp Phaco, giúp phẫu thuật trở nên an toàn hơn với tỷ lệ thành công cao hơn.
Những đổi mới về công nghệ như việc chế tạo kính nội nhãn mềm có khả năng xếp lại đưa vào mắt thông qua vết rạch nhỏ khoảng 2,2-3mm, giúp cải thiện kết quả phẫu thuật.
Cần làm gì trước khi phẫu thuật Phaco
Bệnh nhân có thể bị đục thủy tinh thể trong nhiều năm trước khi thị lực bị ảnh hưởng nhiều buộc phải phẫu thuật. Trong nhiều trường hợp, mắt kính có thể tạm thời giúp cải thiện thị lực. Khi các triệu chứng ngày càng xấu đi và cản trở các hoạt động hàng ngày, phẫu thuật là điều cần thiết.
Khám mắt tổng quát sẽ xác định mức độ của đục thủy tinh thể và phương pháp phẫu thuật phù hợp với bệnh nhân. Trong trường hợp nếu đục thủy tinh quá dày đặc, bác sĩ sẽ cân nhắc hơn việc thực hiện phẫu thuật ngoài bao theo phương pháp cũ.
Các chẩn đoán bao gồm đo thị lực dưới cường độ ánh sáng cao và thấp, dùng kính hiển vi kiểm tra cấu trúc mắt và độ giãn của đồng tử, đánh giá tầm nhìn và đo áp lực nội nhãn, soi đáy mắt
Bệnh nhân cũng phải khám sức khỏe toàn diện trước khi phẫu thuật nhằm giúp các bác sĩ lường trước được những tác nhân khác có thể ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật, cũng như dự đoán được kết quả và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh nhân phải thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang uống vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phẫu thuật, chẳng hạn như aspirin làm loãng máu và có thể khiến bệnh nhân bị xuất huyết nội nhãn.
Siêu âm A-scan được thực hiện nhằm xác định độ dài của nhãn cầu, giúp xác định độ khúc xạ của ống kính nội nhãn. Một số xét nghiệm tiền phẫu khác như chụp x-quang ngực (a chest x-ray), xét nghiệm máu (blood work) hoặc xét nghiệm nước tiểu (urinalysis) nếu bệnh nhân có các vấn đề y tế khác.
Một số bệnh nhân có thể sẽ phải sử dụng kháng sinh trước khi phẫu thuật để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, phẫu thuật chỉ được tiến hành riêng lần lượt với từng mắt. Khi mắt đầu tiên phẫu thuật lành hẳn, mắt còn lại mới được cân nhắc phẫu thuật.